Chúng ta đều biết và nhận thức rõ rằng
chuyển đổi số là xu hướng tất yếu hiện nay. Sau gần 03 năm triển khai thực hiện Nghị
quyết số 10 ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa 14) về chuyển đổi số đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030 và thực hiện Kế
hoạch số 92 ngày 20/5/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy, Kế hoạch số 76 ngày
20/6/2022 của UBND
huyện, đến nay, có thể
khẳng định rằng chúng ta đã triển khai công tác chuyển đổi số đạt nhiều kết quả
tích cực, có mặt nổi trội, cụ thể là: Đã cụ thể hóa và ban hành đồng bộ các
chương trình, kế hoạch, triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện
chuyển đổi số trên địa bàn huyện, xác định lộ trình chuyển đổi số rõ ràng, hiệu
quả, khả thi cho từng năm và cả giai đoạn từ nay đến năm 2025 và định hướng đến
năm 2030. Nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh
nghiệp và người dân về chuyển đổi số đã có sự chuyển biến rất tích cực. Huy động được sự tham gia của nhiều các ngành, các
cấp, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân vào thực hiện Chương trình
Chuyển đổi số. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện, các phòng, ban, ngành, UBND các
xã, thị trấn đã chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi số một cách bài bản, với
nhiều cách làm sáng tạo, với phương châm "Chuyển đổi số phải lấy người
dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”. Các
phần mềm, ứng dụng và hạ tầng thiết yếu phục vụ chuyển đổi số được chú trọng
triển khai và đầu tư. Chú trọng xây dựng chính quyền số trên nền tảng chính
quyền điện tử, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao chất lượng phục
vụ và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chuyển đổi
số trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức, đó
là: Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về chuyển đổi số còn
chưa thực sự đầy đủ, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ số; kỹ năng số cơ bản và
thói quen sử dụng công nghệ số còn hạn chế. Nhân lực có trình độ công nghệ
thông tin làm việc trong các cơ quan, đơn vị còn thiếu; hoạt động của Tổ công
nghệ số cộng đồng ở nhiều nơi hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo chuyển đổi số của huyện (cũng
là Ban chỉ đạo cải cách hành chính) cần bám sát các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề
ra và lộ trình tắt sóng 2G để xây dựng, ban hành Kế hoạch với những chỉ tiêu,
nội dung cụ thể, sát thực, khả thi; đồng thời, thực hiện tốt một số nội dung
sau:
Thứ nhất, Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền một cách mạnh mẽ về chuyển đổi số và lộ trình tắt sóng 2G từ tháng
9/2024, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp để tạo động lực cho
thực hiện 03 trụ cột của chuyển đổi số là phát triển chính quyền số, kinh tế số
và xã hội số.
Thứ hai, Làm tốt công tác tập huấn, đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cơ bản, tạo và duy trì thói quen sử dụng công
nghệ số cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân.
Thứ ba, Huy động, phát huy vai trò trung tâm
và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp viễn thông và các tầng lớp Nhân
dân cùng cả hệ thống chính trị triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số, duy
trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng.
Thứ tư, Phát huy vai trò của
người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm
vụ chuyển đổi số; đẩy mạnh phong trào phát triển công dân số trong các tầng lớp
nhân dân.
Cuối cùng, đề nghị Viettel
Bình Thuận tiếp tục đồng hành với huyện Tánh Linh trong việc triển khai nhiệm
vụ chuyển đổi số; chủ động tiếp cận với các cơ quan, đơn vị và địa phương để tư
vấn các giải pháp số phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số; Xây dụng
chương trình cụ thể để thực hiện chuyển đổi SIM, máy 2G sang SIM 4G và điện
thoại thông minh; Có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm
tạo điều kiện cho người nghèo và người có thu nhập thấp có khả năng tiếp cận điện
thoại hỗ trợ 4G trở lên; Đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông tại
các khu vực xa khu dân cư, đảm bảo không có vùng lõm về sóng viễn thông di
động, đặc biệt là sớm triển khai hạ tầng viễn thông di động 5G trên địa bàn
huyện.
Đình Sơn