
1.1.
Vị trí địa lý:
Thị trấn Lạc Tánh là thị trấn
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Tánh
Linh, được công bố thành lập vào ngày 01/7/1999 theo Nghị
định số 37/1999/NĐ-CP, ngày 15/6/1999 của Chính phủ, có
tổng diện tích tự nhiên là 3.816 ha, Lạc Tánh có 10 khu
phố (Lạc Hưng 1, Lạc Hưng 2, Lạc Hoá 1, Lạc Hoá 2, Lạc
Thuận, Lạc Tín, Lạc Hà, Tân Thành, Trà Cụ và khu phố
Chăm), nằm cách thành phố Phan Thiết 100 km về phía Tây
Nam và nằm trên đường tỉnh lộ 720 nối liền với thị
trấn Võ Xu (huyện Đức Linh) có địa giới hành chính
như sau:
+ Phía Đông: giáp ranh giới hành chính xã Đức
Bình và xã Đức Thuận;
+ Phía Tây: giáp ranh giới hành
chính xã Gia An và xã Gia Huynh;
+ Phía Nam: giáp ranh giới
hành chính xã Gia Huynh;
+ Phía Bắc: giáp ranh giới hành
chính xã Huy Khiêm và Xã Đồng Kho.
Khu đo thị trấn
Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Được giới
hạn trong tọa độ địa lý:
Từ 1145’03” đến
1156’17” độ vĩ Bắc
Từ 10824’34” đến
10829’14” độ kinh Đông
1.2. Khí hậu, thời
tiết.
Thông qua các số liệu quan trắc nhiều năm
từ trạm quan trắc khí tượng thủy văn Tà Pao, thời
tiết khí hậu của huyện Tánh Linh nói chung và thị trấn
Lạc Tánh nói riêng mang tính chuyển tiếp giữa chế độ
mưa của vùng duyên hải cực Nam Trung bộ và đồng bằng
Nam Bộ hay nói cách khác đây là vùng đệm giữa cao
nguyên Di Linh và đồng bằng ven biển.
1.3. Thủy
văn.
Sông La Ngà: Đây là con sông lớn nhất huyện
Tánh Linh, nằm ở phía Bắc thị trấn và cũng là ranh
giới hành chính giữa Lạc Tánh với xã Huy Khiêm. Sông La
Ngà bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc cao nguyên Di Linh
(Lâm Đồng) trên độ cao 1.300 mét, từ thượng nguồn
xuống sông chảy theo hướng Bắc - Nam hơi lệch Đông,
sau đó bị chắn bởi những ngọn núi cao sông chảy theo
hướng Đông Bắc - Tây Nam. Sông La Ngà chảy qua địa
phận thị trấn Lạc Tánh có chiều dài khoảng 6,25km,
diện tích lưu vực 4.170 km2.
Ngoài sông La Ngà, ở thị
trấn Lạc Tánh còn có các con suối khác, trong đó có 3
con suối lớn là suối Cát, suối Lồ Ô, suối Phin. Phần
lớn các con suối này đều bắt nguồn từ những vùng
núi cao ở phía Nam Thị trấn đổ về sông La Ngà.
2.
Các nguồn tài nguyên, khoáng sản.
2.1. Tài nguyên
đất.
Qua điều tra kết hợp với các tài liệu về
thổ nhưỡng địa chất của Tỉnh và vận dụng phương
pháp phân loại đất của FAO - UNESCO thì quỹ đất thị
trấn Lạc Tánh có 3 nhóm đất chính
* Nhóm đất phù
sa
Diện tích 1.590,07 ha chiếm 41,67% diện tích tự nhiên
toàn thị trấn, phân bố ở phía Bắc, Đông Bắc và dọc
theo phía Đông thị trấn, là loại đất được hình
thành bởi quá trình bồi tụ phù sa của sông La Ngà.
*
Nhóm đất đỏ vàng
Là nhóm có diện tích lớn nhất
trong các nhóm đất của thị trấn với diện tích
2.057,33 ha chiếm 53,40% diện tích tự nhiên, phân bố kéo
dài từ Tây Bắc (giáp xã Gia An) xuống Tây Nam giáp xã
Gia Huynh, là loại đất được hình thành do sự phong hóa
đá mẹ Macma Acid nên trong đất có chứa nhiều thạch anh
và đá lẫn.
* Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
Là
nhóm có diện tích nhỏ nhất trong các nhóm đất của thị
trấn với diện tích 19,50 ha chiếm 0,51% diện tích tự
nhiên, phân bố ở địa hình cao, tập trung ở khu phố
Trà Cụ, tầng đất mỏng, đất được hình thành là do
hậu quả quá trình xói mòn, rửa trôi trong thời gian
dài.
2.2. Tài nguyên nước.
Chủ
yếu khai thác từ hệ thống các sông suối chiếm tỷ
trọng lớn trong nguồn tài nguyên nước của thị trấn
như: Sông La Ngà, suối Cát, suối Lồ Ô, suối Phin. Riêng
công trình thủy lợi Đập suối Cát tưới được cho
khoảng 110 ha đất canh tác. Nhìn chung các công trình thủy
lợi của thị trấn phục vụ cho việc điều tiết khai
thác nguồn nước mặt còn hạn chế, số lượng công
trình ít, hiệu quả khai thác thấp. Do đó việc đẩy
nhanh tiến độ cải tạo công trình hiện có, đầu tư
xây dựng các công trình thủy lợi mới là một trong
những vấn đề đáng quan tâm trong thời gian tới.
2.3
Tài nguyên khoáng sản.
Theo tài liệu thu thập của
Viện Địa Chất - Khoáng sản, ở Lạc Tánh hiện nay có
loại Cát xây dựng phân bố theo lòng sông La Ngà, phía
Bắc thị trấn, cát có màu xám phớt vàng, kích thước
hạt từ mịn đến trung bình, thành phần hạt chủ yếu
là thạch anh. Ngoài ra còn có cuội, sỏi Laterit màu đỏ,
dùng để rải đường cấp phối, có kích thước từ 1 -
2 cm.
3. Về Dân số và lịch sử văn hóa.
3.1. Dân
số
Thị trấn Lạc Tánh được Chính Phủ công nhận
vào tháng 7/1999 là địa phương thuộc huyện miền núi.
Năm 2010, dân số của thị trấn là 16.211 người, đến
năm 2017, dân số đạt 18.552 khẩu, đông nhất so với các
xã khác trong huyện, được tập trung dân từ nhiều tỉnh
thành về đây sinh sống và lập nghiệp với 12 dân tộc
anh em bao gồm: Kinh, Chăm, Raglay, Chơro, Cơ ho, Nùng, Tày,
Mường, Mèo, Thổ, Khơme và Hoa. Trong đó, người Kinh
chiếm đa số 74,3%, kế đến là người Chăm 10,2%, còn
lại là 10 dân tộc anh em khác chiếm 15,5% …, người
Kinh định cư tập trung ở các khu phố Lạc Hưng 1, Lạc
Hưng 2, Lạc Tín, Lạc Hóa 1, Lạc Hóa 2, Lạc Hà và Lạc
Thuận… họ sống bằng nghề làm nông, sản xuất hàng
tiểu thủ công nghiệp và buôn bán, dịch vụ …. Người
DTTS sống ở các khu phố Chăm, Trà Cụ và Tân Thành,
trong đó người Chăm (1.889 người) sống tập trung ở khu
phố Chăm và sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng,
trồng bông dệt vải… còn các dân tộc khác sống rải
rác tập trung ở khu phố Trà Cụ (998 người) và khu phố
Tân Thành (3.550 người), họ sống chủ yếu là làm nông
và khai thác lâm sản. Mỗi dân tộc có những ngành nghề
truyền thống và gắn bó lâu đời tạo nên sự liên kết
trong cộng đồng dân cư, đó là sự thương yêu đùm bọc
“lá lành đùm lá rách” đoàn kết tương trợ lẫn nhau
trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất để
xây dựng và bảo vệ quê hương.
3.2. Lịch sử văn
hóa
- Tôn giáo
Hiện nay trên địa bàn thị trấn
hình thành các tôn giáo sau: Phật giáo, Thiên chúa giáo,
Tin Lành và Đạo Bà Ni ở khu phố Chăm. Tình hình tôn
giáo trên địa bàn thị trấn nhìn chung cơ bản ổn định,
các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường và từng
bước đi vào nề nếp, thuần túy về tôn giáo; phần lớn
các chức sắc, bà con giáo dân, tín đồ phật tử tuân
thủ pháp luật.
- Di tích lịch sử
Đình làng Lạc
Tánh được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp
tỉnh, tọa lạc tại khu phố Lạc Tín, thị trấn Lạc
Tánh, huyện Tánh Linh. Hàng năm cứ đến ngày 15/02 Âm
lịch địa phương đều tổ chức lễ hội Kỳ Yên nhằm
thể hiện lòng biết ơn, cầu nguyên những điều tốt
đẹp cho cuộc sống, cầu mong Thành Hoàng Bổn Xứ và các
bậc tiền nhân bảo bọc, che chở cho một năm mới tốt
lành.
- Về văn hóa:
+ Trống Paranưng, Trống Rinăng,
Kèn Saranai của người Chăm;
+ Kèn bầu, cồng chiêng
của người Raglai;
+ Đàn tín, lục lạc và điệu múa
Trầu, hát Then của của người Nùng, Tày;
+ Nghề dệt
thổ cẩm của người Chăm;
- Danh lam thắng cảnh:
Cách
khoảng 5 km từ trung tâm thị trấn có Khu du lịch sinh
thái Thác Bà, nằm trên địa giới hành chính xã Đức
Thuận, huyện Tánh Linh.
Stt
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
1
|
Nguyễn Như Hùng
|
Bí thư Đảng ủy thị
trấn
|
2
|
Nguyễn Trường Hải
|
PCT HĐND thị trấn
|
3
|
Nguyễn Ngọc Vân
|
Chủ tịch UBND thị trấn
|
4
|
Đinh Thị Nguyệt
|
Chủ tịch UBMTTQ thị trấn
|
5
|
Nguyễn Văn Trí
|
PCT UBND thị trấn
|
6
|
Lê Thị Linh Hương
|
PCT UBND thị trấn
|
Dịch vụ công trực tuyến: https://dichvucong.binhthuan.gov.vn/expway/smartcloud/icloudgate/page/home.cpx