1/ Lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, dân số, danh lam thắng cảnh:
Xã Huy Khiêm ngày nay, từ năm 1957, địch lập nên quận Hoài Đức, thuộc tiểu khu Bình Tuy. Để khai thác vùng này địch đã di dân các tỉnh Quảng Nam...vào đây xây dựng các khu dinh điền, trong đó có Huy Khiêm. Nhằm khai thác vùng đất rộng, màu mỡ này nên năm 1959, Mỹ-Diệm đã lập ở đây dinh điền Bắc Núi, hình thành xã Huy Khiêm với hơn 1.500 đồng bào bị chúng cưỡng bức từ Quảng Nam vào khu dinh điền này. Đây cũng là nơi hình thành lá chắn bảo vệ cho chi khu Hoài Đức. Đồng thời dễ bề khai thác vùng đất màu mỡ ở ven sông La Ngà, với vùng đất hơn 1.000ha đất ruộng, chúng đặt tên là “Đồng ngàn mẫu Trần Lệ Xuân” chạy từ phái tây của xã Huy Khiêm đến ven sông La Ngà.
Đối với ta, Bộ chỉ huy Quân khu VI và Tỉnh từ lâu đã thấy vị trí chiến lược của thung lũng La Ngà. Cuối thời kỳ chống Pháp và đầu thời kỳ chống Mỹ, được sự chỉ đạo của trên, huyện Tánh Linh chọn địa bàn xã Huy Khiêm là một trong những trọng điểm để xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài. Với lợi thế tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, Huy Khiêm là một ví trí thuận lợi cho việc xây dựng, bảo vệ căn cứ và tiến hành chiến tranh du kích. Đồng thời là nơi cung cấp nguồn nhân lực, vật lực là hậu phương tiếp tế, chi viện lâu dài cho kháng chiến. Cũng chính là vị trí của Huy Khiêm và các xã Bắc sông La Ngà như vậy nên kẻ thù rất lo sợ, chúng tập trung hết sức và bằng mọi cách giành cho được vị trí này bằng mọi giá, cho nên Huy Khiêm trở thành chiến trường nóng bỏng. Huy Khiêm đã từng diễn ra cuộc đọ sức ác liệt, giành đất, giành dân giữa ta và địch ngày càng quyết liệt.
Trong suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân xã Huy Khiêm kiên cường giữ đất, giữa căn cứ cách mạng, bảo vệ vững chắc hành lang con đường vận chuyển chiến lược từ Bắc vào Nam. Đồng thời xây dựng một hậu phương vững chắc liên hoàn vùng Bắc Sông, trong thế chiến lược của huyện, tỉnh nói riêng, quân khu VI và Miền Đông Nam bộ nói chung. Vì vậy Huy Khiêm trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Huy Khiêm là một trong những xã phần đông là ngời dân Quảng Nam di dân vào năm 1959 đã mang theo những giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất miền trung. Đây là đặc điểm cơ bản hình thành nên tính cách con người, nét văn hóa truyền thống từ dãy đất miền Nam Trung Bộ này đã tạo nên diện mạo riêng, nét văn hóa riêng của người dân Huy Khiêm. Người dân Huy Khiêm xưa nay vẫn nổi tiếng là có chí khí anh dũng, quật cường, cần cù lao động, tình nghĩa chung thủy. Cũng như dân cư các vùng của đất nước, nhân dân Huy Khiêm có tinh thần yêu nước nồng nàng, yêu quê hương, yêu gia đình, kính trọng ông, bà, hiếu thảo với cha, mẹ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, coi trọng tình nghĩa. Sự gần gũi thân tình đã tạo sự gắn kết trong cộng đồng dân cư của xã đoàn kết gắn bó xây dựng quê hương.
Với tình thần chiến đấu oanh liệt, chí khí anh dũng, quật cường, kiên cường bám đất giữ làng, giữ căn cứ đi đến thắng lợi cuối cùng thống nhất đất nước. Để ghi nhận những đóng góp của cán bộ và nhân dân xã nhà trong công cuộc giử nước, vào ngày 22/8/1998 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tặng danh hiệu đơn vị Anh Hùng lực lượng Vũ Trang Nhân Dân.
2/ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
a/ Vị trí địa lý:
Xã Huy Khiêm là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Tánh Linh cách trung tâm huyện Tánh Linh khoảng 18 km.
+ Tọa độ địa lý:
- Từ 11007/21// đến 11016/13// vĩ độ bắc
- Từ 107039/32// đến 107045/32// kinh độ đông; có tứ cận như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Bắc Ruộng, xã La Ngâu;
+ Phía Nam giáp xã Đồng Kho, Thị trấn Lạc Tánh;
+ Phía Đông giáp xã La Ngâu, xã Đồng Kho;
+ Phía Tây giáp xã Bắc Ruộng, xã Gia An.
b/ Địa hình, sông ngoài, đất đai:
Huy Khiêm là xã Miền núi, có địa hình được chia cắt bởi 2 dãy núi chính là: núi Long, núi Đàng Dúi cao 712m và núi Bắc cao 386m. Điạ hình có độ dốc lớn, hướng dốc đổ về phía Nam và Tây Nam. Chia thành 2 dạng điạ hình chính:
- Vùng phía Bắc và Đông Bắc xã là vùng đất có địa hình cao và tương đối bằng phẳng, phần còn lại là đồi núi chiếm trên 50% diện tích toàn xã.
- Vùng Nam và Tây Nam với diện tích trên 2000 ha với địa hình khá bằng phẳng có độ cao dưới 150m so với mực nước biển.
- Sông ngòi: Sông La Ngà là con sông chính và lớn nhất của xã, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua địa giới hành chính xã Huy Khiêm khỏang 6km, ngòai ra còn có các khe suối khác như: suối Lập Lài, suối Ống Máng, suối Cây Da. Sông suối có diện tích 61,8 ha.
- Đất đai: Xã Huy Khiêm có tổng diện tích tự nhiên là 5,712,76ha; trong đó: đất Nông - Lâm nghiệp là 5.321,25ha, đất nuôi trồng thủy sản 7,7ha; đất chưa sử dụng là 0,42ha.
c/ Khí hậu, dân số và hệ thống giao thông:
- Khí hậu: Huy Khiêm nằm trong vùng tiếp giáp giữa cao nguyên Di Linh và miền Đông Nam Bộ với 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mua bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 9 và mua nắng từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau.
- Dân số: Tổng số dân trên địa bàn xã là 9.020 khẩu/2.039 hộ.
- Hệ thống giao thông: Có đường Tỉnh lộ ĐT 717 qua địa phận xã dài 3,0km, đường giao thông nông thôn dài 29km, đường giao thông nội đồng dài 12km đã được nhựa hóa, cứng hóa đảm bảo lưu thông.
/ Danh sách và số điện thoại của lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã:
STT
|
Họ và tên
|
Chức danh
|
Số điện thoại
|
01
|
Nguyễn
Hữu Triều
|
Bí
thư Đảng ủy
|
0944930733
|
02
|
Trần
Đăng Thăng
|
Phó
Bí thư Thường trực Đảng ủy
|
0978248811
|
03
|
Trần
Minh Dũng
|
Phó
Bí thư Đảng ủy-CT.UBND xã
|
0365153678
|
04
|
Ngô
Lạc
|
PCT.
HĐND xã
|
0977761621
|
05
|
Lê
Văn Đức
|
Phó
Chủ tịch UBND xã
|
0919709499
|
06
|
Nguyễn
Văn Phong
|
Phó
Chủ tịch UBND xã
|
0987394474
|
07
|
Lê
Anh Phương
|
Chủ
tịch UBMTTQVN xã
|
0982921336
|
Dịch vụ công trực tuyến: https://dichvucong.binhthuan.gov.vn/expway/smartcloud/icloudgate/page/home.cpx