THÔNG TIN UBND XÃ ĐỨC BÌNH

1. Điều kiện tự nhiên:

a) Vị trí địa lý, đất đai, địa hình, khí hậu:

Xã Đức Bình được thành lập từ năm 1979 theo Quyết định số 104-CP ngày 13/3/1979 của Hội đồng Chính phủ (được tách ra từ xã Đoàn Kết thuộc huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận); Có tọa độ địa lý từ 107o 32’15” đến 108o 16’25” kinh độ đông, và từ 11o 57’19” đến 11o 86’32” vĩ độ bắc; Về ranh giới hành chính: phía Đông giáp lâm phần thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Phía Nam giáp xã Đức Thuận, phía Bắc giáp xã Đồng Kho, phía Tây giáp xã Đức Thuận và thị trấn Lạc Tánh.

- Khí hậu và thời tiết: Nhiệt độ trung bình 26,7oC; lượng mưa bình quân 2.095mm, mùa mưa kéo dài từ trung tuần tháng 4 đến tháng 11, tập trung vào tháng 8,9,10. Ít xảy ra bão, chủ yếu là áp thấp nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt, dông sét, tố lốc. Mùa khô kéo dài làm khô hạn và thiếu nước tưới trên một số diện tích cây trồng; Độ ẩm bình quân trong năm 83,6%.

- Địa hình: nghiêng dần từ Đông sang Tây, bị chia cắt phức tạp, có nhiều suối nhưng ngắn, độ dốc lớn, được phân chia thành 2 vùng: vùng thung lũng và vùng núi cao.

- Đất đai: tổng diện tích đất của xã Đức Bình là ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 1.710,5 ha, đất lâm nghiệp 5.999,5 ha, đất thủy sản 1,3 ha, nhóm đất phi nông nghiệp 614,2 ha và  0 ha đất chưa sử dụng.

b) Diện tích tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh của địa phương:

Xã Đức Bình cách trung tâm huyện Tánh Linh 7km về phía Bắc. Trên địa bàn xã, ngoài tiềm năng về nguồn tài nguyên đất, tài nguyên rừng, Đức Bình còn có dòng sông La Ngà và 5 con suối lớn chảy qua với lượng nước quanh năm dồi dào, nếu được đầu tư tốt các công trình thủy lợi thì đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó nguồn lao động tại địa phương dồi dào (4.230 lao động), làm việc theo mùa vụ nên việc huy động lao động địa phương tham gia thực hiện các dự án, công trình là rất thuận lợi. Giao thông nối liền với các trung tâm chính trị - kinh tế, văn hóa – xã hội của vùng miền Đông Nam Bộ như: Phan Thiết, Đồng Nai, Tp.HCM, Lâm Đồng. Với vị trí như vậy rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội những năm trước mắt cũng như lâu dài.

Từ những đặc điểm nêu trên cho thấy, thế mạnh của địa phương là sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích quàn lý là 1.096,3 ha, trong đó cây ngắn ngày 621,3 ha, chủ yếu là cây lúa và một số loại hoa màu; cây dài ngày 475 ha, chủ yếu là cây cao su, cây điều. Và lực lượng lao động dồi dào, chiếm 62,1% so với tổng số dân trên địa bàn.

2. Tình hình kinh tế - xã hội địa phương:

Xã Đức Bình là một trong bốn xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Địa bàn được chia làm 4 thôn/26 xóm, trong đó có 01 thôn đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn xã có 1964 hộ/6811 khẩu, trong đó thôn đồng bào dân tộc thiểu số có 543 hộ/1865 khẩu. Dân cư phân bố trãi dài, chủ yếu dọc theo tuyến QL55. Dân tộc chủ yếu trên địa bàn xã Đức Bình là dân tộc kinh chiếm 75,6%, dân tộc Raglai 23,6%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác 0,8%. Kinh tế của người dân địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 70% lao động;

CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO CỦA XÃ ĐỨC BÌNH

STT

Họ Và Tên

Chức Vụ

01

Hoàng Nguyễn Tuyết Ngọc

Bí Thư Đảng ủy

02

Hồ Đức Thắng

PBT Đảng ủy – CT HĐND xã

03

Lê Hoàng Sơn

Phó chủ tịch HĐND xã

04

Trần Thị Hà

Chủ tịch UBND xã

05

Hồ Hữu Đức

Phó chủ tịch UBND xã

06

Ngô Thị Kim Anh

Phó chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: Thôn 3, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.

Điện thoại: 0252.3580134

Email: ducbinh@tanhlinh.binhthuan.gov.vn

Dịch vụ công trực tuyến: https://dichvucong.binhthuan.gov.vn/expway/smartcloud/icloudgate/page/home.cpx

Tin liên quan
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang