DÂN SỐ, NGUỒN NHÂN LỰC
16/01/2020
Tánh
Linh là một vùng kinh tế đầy tiềm năng với diện tích
tự nhiên là 117.422 ha. Dân số 104,5 ngàn người. Toàn
huyện có 14 đơn vị hành chính xã, thị trấn, trong đó
gồm: 6 xã vùng cao và 8 xã, thị trấn thuộc miền núi.
Diện tích rừng chiếm gần 70.000 ha, đất nông nghiệp
trên 40.000 ha, thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển nông
nghiệp, rừng hỗn giao phong phú đa dạng, có nhiều lâm
sản phụ cung cấp cho phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ
công nghiệp (CN-TTCN). Nguồn nguyên liệu nông sản hàng
năm gồm: lúa, bắp, mì, điều, cao su. Tài nguyên khoáng
sản như: đất sét, cát xây dựng, đá xây dựng trữ
lượng lớn thuận lợi cho việc phát triển CN-TTCN.
Về
dân số lao động: có trên 60.000 lao động trẻ phân
bố đến ở 14 xã, thị trấn, tỷ lệ lao động chưa có
việc làm còn khá cao, nhất là lúc nông nhàn. Ngày công
lao động còn ở mức thấp so với trong vùng.
Toàn
bộ hệ thống giao thông đường bộ của huyện kết nối
với Quốc lộ 1A. vì các vùng trong khu vực đã được
đầu tư đồng bộ (tuyến QL 55 và ĐT 720) có kết cấu
bê tông nhựa rộng khoảng 12m đảm bảo tải trọng theo
quy định chung của Bộ Giao thông vận tải.
Hệ
thống lưới điện 110/22kv phủ kín trên địa bàn huyện,
vận hành an toàn rất ít khi xảy ra sự cố mất điện
đột xuất.
Hệ
thống thông tin liên lạc, kết nối Internet phủ khắp
trên địa bàn huyện.
Nguồn
nước mặt và nước ngầm phong phú thuận lợi cho việc
khai thác phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp.
Hiện
nay, toàn huyện Tánh Linh đã quy hoạch chi tiết được 4
Cụm công nghiệp, với tổng diện tích 97,5 đang đi vào
hoạt động gồm: Cụm công nghiệp làng nghề gạch ngói
Gia An; Cụm công nghiệp Lạc Tánh và Cụm công nghiệp
Nghị Đức và Cụm công nghiệp Suối Kè tại xã Gia
Huynh.
Từ
những lợi thế về nguồn nguyên liệu nông sản, tài
nguyên khoáng sản dồi dào, lực lượng lao động đông,
nhàn rỗi, huyện ưu tiên tập trung phát triển vào các
lĩnh vực như: các dự án xay xát lúa gạo xuất khẩu,
chế biến nhân hạt điều, chế biến mủ cao su cốm, sản
xuất đá xây dựng, gạch không nung, kêu gọi đầu tư
nhà máy may mặc, giày da.