Sáng ngày 11 tháng 9 năm 2024, tại Phòng
họp số 2 - UBND huyện, đồng chí Nguyễn Hữu Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện chủ
trì Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Hè Thu 2024. Tham dự hội nghị có Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công
ty TNHH MTV KTCTTL Bình Thuận - Chi nhánh La Ngà, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp Tánh Linh, đại diện UBND các xã, thị trấn.
Vụ Hè Thu 2024 tình
hình sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng một số đợt mưa lớn gây ngập cục bộ và
thiệt hại một số các diện tích vùng trũng. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của
các ngành, địa phương, bám sát lịch thời vụ và nắm bắt kịp thời thông tin về
tình hình thời tiết đã giúp bà con đã chủ động trong sản xuất mùa vụ, nguồn nước
bơm tưới đảm bảo, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh được triển khai đúng lúc, có
hiệu quả nên không xảy ra dịch hại trên diện rộng; do đó, kết quả sản xuất vụ
Hè Thu 2024 có nhiều khởi sắc và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể:
Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực vụ Hè Thu được
11.110 ha, đạt 99% kế hoạch vụ. Tổng sản lượng lương thực đạt 58.695 tấn, đạt 99% kế hoạch vụ. Trong đó:
- Cây lúa gieo trồng được 8.637 đạt 100,37% kế hoạch vụ, năng suất vụ Hè Thu bình quân đạt 62 tạ/ha,
sản lượng đạt 53.314 tấn.
- Cây bắp: gieo trồng được 622 ha, đạt 87,36% kế hoạch vụ, năng suất bình quân đạt 86 tạ/ha, sản lượng
ước đạt 5.381 tấn. Các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (rau, đậu các loại, đậu phụng) gieo trồng
được 860 ha, đạt 108,7%
kế hoạch đề ra. Trong vụ, một số địa phương cũng đã linh
hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
Diện tích cây thực phẩm tăng 110 ha do chuyển chuyển dịch cây trồng tại xã
Suối Kiết các diện tích cây bắp 40 ha, đậu các loại 50 ha và đậu phụng 20 ha
chuyển trồng rau các loại; Cây lấy bột (mỳ): Diện tích gieo trồng 790 ha. Hiện đang sinh trưởng và phát triển bình
thường; Cây hằng năm khác thực hiện 43 ha/68 ha, đạt 63,2% KH vụ. Diện tích
cây hằng năm giảm 25 ha do chuyển đổi diện tích sang trồng bắp tại xã Nghị Đức.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các địa phương đã
phát huy hiệu quả và có tính linh hoạt trong sử dụng đất, tăng cường tiết kiệm
nguồn nước tưới, hạn chế sâu bệnh hại cây lúa cho các vụ sau.
- Diện tích liên kết
sản xuất giống lúa diện tích được 117,75 ha (Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời liên kết với người dân sản xuất giống
lúa OM 5451 diện tích 53,75 ha; Viện lúa đồng
bằng sông Cửu Long liên kết sản xuất 64 ha).
- Thực hiện chính sách hỗ trợ
vốn Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 và Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày
11/7/2019 của Chính phủ trong vụ Hè Thu 2024 đã triển
khai thực hiện 01 mô hình hỗ phân bón hữu cơ vi sinh xây dựng cánh đồng lớn tại
xã Nghị Đức với diện tích 610 ha/610 triệu đồng.
- Việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Trồng trọt - Bảo
vệ thực vật; Chăn nuôi - Thú y cho các xã, thị trấn được quan tâm; làm tốt việc
tuyên truyền về Quy trình Kỹ thuật Ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến
(SRI) đối với sản xuất lúa và duy trì thực hiện điểm điều tra dự tính dự báo
thường xuyên.
- Thực hiện phòng, chống dịch, làm tốt vệ sinh tiêu độc khử
trùng môi trường; tổ chức tiêm phòng cho đàn trâu, bò đạt so với kế hoạch đề ra,
qua đó đàn gia súc phát triển ổn định. Việc kiểm soát giết mổ được các ngành chức
năng thực hiện kiểm soát theo quy định.
Từ
những kết quả đạt được nêu trên có sự đóng góp tích cực của toàn thể cán bộ,
công chức, viên chức, doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn huyện; UBND huyện
ghi nhận và biểu dương những đóng góp của ngành.
* Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được
vẫn còn một số tồn tại hạn chế như:
-
Trong sản xuất đầu vụ do bị ảnh hưởng mưa lớn gây ngập cục bộ và thiệt hại một
số các diện tích vùng trũng thấp, dẫn đến năng suất, sản lượng các diện tích bị
ngập giảm; trình trạng lúa lẫn, lúa cỏ vẫn vẫn còn nhiều, chưa khắc phục được;
đặc biệt là việc để thất thoát sau thu hoạch còn cao.
- Một số địa
phương chưa thường xuyên thống kê số lượng vật nuôi theo khoản 3 Điều 80 Luật
Chăn nuôi năm 2018. Tình hình bệnh dại trên chó, mèo xảy ra tại 2 xã (Huy Khiêm
và Đức Bình) việc tham mưu, xử lý còn chậm.
- Việc đầu tư sửa chữa các công trình thủy lợi đầu mối
thuộc quản lý của Chi nhánh La Ngà còn chậm khắc phục, gây khó khăn trong tiêu
thoát nước vào mùa mưa và ảnh hưởng điều tiết tưới vụ đông xuân hằng năm.
- Công tác giải ngân nguồn kinh phí theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại
Nghị định số 62/2019/NĐ-CP của Chính phủ triển khai còn chậm, do thực hiện theo
đúng quy định của Luật đấu thầu.
Để
triển khai, thực hiện tốt Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 21/8/2024 của UBND huyện
về sản xuất vụ Mùa năm 2024 trên địa bàn huyện Tánh Linh. UBND huyện đề nghị
các ngành, địa phương triển khai, thực hiện một số chỉ tiêu và nội dung cụ thể
như sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện vụ Mùa năm 2024 và các
chương trình khuyến nông tỉnh, huyện năm 2024 đảm bảo tiến độ. Triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND huyện tại Kế hoạch số
171/KH-UBND ngày 21/8/2024 của UBND huyện về sản xuất Vụ Mùa năm 2024 trên địa
bàn huyện Tánh Linh;
- Tăng cường
công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý các trường hợp
làm thất thoát sau thu hoạch gây thiệt hại cho người nông dân theo Công văn số
2231/UBND-SX ngày 06/9/2024 của UBND huyện về tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm
tra giảm tình trạng thất thoát lúa giai đoạn thu hoạch, giảm tổn thất cho người
dân và ngăn chặn tình trạng lúa lẫn phát sinh trên đồng ruộng.
- Tập trung triển khai giải ngân các nguồn vốn hỗ
trợ phát triển sản xuất đảm bảo đạt kế hoạch đề ra;
- Tập
trung triển khai hoàn thành giải ngân nguồn vốn hỗ trợ quản lý đất lúa (xây dựng
cơ bản, phát triển sản xuất) theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP và Nghị định số 62/2019/NĐ-CP).
Đình Sơn