Sáng ngày 11 tháng 9 năm 2024, tại phòng họp
UBND huyện, đồng chí Nguyễn Hữu Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện đã chủ trì buổi làm việc về nội dung rà soát, triển khai thực hiện việc
phân loại chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân theo Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; phương án thu gom, vận
chuyển đảm bảo riêng biệt đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được
phân loại. Tham dự họp có đại diện các đơn vị gồm: Phòng
Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế và Hạ tầng,
Phòng Tài chính - Kế hoạch, đại diện lãnh đạo UBND nhân dân các xã, thị trấn
Lạc Tánh; Hợp tác xã môi trường Đức Linh (Đơn vị
thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Tánh Linh), Đại diện Nhà máy xử lý rác thải Thanh Long.
Luật Bảo vệ môi
trường năm 2020 đã quy định rõ về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Đặc biệt là nói rõ mốc thời gian thực hiện và biện
pháp chế tài nếu không thực hiện công tác phân loại rác thải tại nguồn.
Bước
đầu, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND huyện một số văn bản triển
khai nội dung này, đồng thời công tác tuyên truyền cũng được quan tâm. Hiện
nay, hạ tầng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cơ bản đã đi vào hoạt động. Tuy
nhiên, việc triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn
huyện chưa thực hiện; các đơn vị liên quan và địa phương còn lúng túng trong
cách làm, lộ trình, kế hoạch thực hiện.
Sau khi nghe Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng báo cáo, các ý kiến phát biểu của thành phần tham dự; đồng chí Nguyễn Hữu Phước - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện kết luận chỉ đạo.
- Các cơ quan từ
huyện đến xã xác định việc phân loại rác thải tại nguồn là nhiệm vụ quan trọng,
mang tính chất lâu dài, cần sự vào cuộc, giám sát của cả hệ thống chính trị,
đoàn thể và mọi tổ chức, cá nhân; đồng thời tăng cường công tác xã hội hoá để
huy động tối đa các nguồn lực tham gia vào công tác phân loại chất thải rắn
sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn và thu gom, vận chuyển, xử lý riêng chất thải rắn
sinh hoạt sau phân loại.
- Việc triển
khai phải thiết thực, hiệu quả, có kế hoạch, mang tính bền vững, tránh hình thức. Đề xuất các
giải pháp đẩy mạnh việc phân loại rác thải tại nguồn tại hộ gia đình; đánh giá,
nhân rộng mô hình phân loại rác thải tại hộ gia đình trên địa bàn huyện.
- Việc triển
khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại hộ gia đình phải được triển
khai đồng bộ với công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn; đồng
thời phát huy nguồn lực của cộng đồng dân cư là chính.
- Nâng cao nhận thức, ý thức cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân về công tác bảo vệ môi trường trong việc phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn; từng bước thay đổi hành vi, thói quen của người dân trong
công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải nhằm hạn chế dần việc phát thải.
- Khuyến khích, tạo
điều kiện cho tổ chức, cá nhân phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, tái sử dụng,
tái chế chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đình Sơn