1. Vị trí địa lý
Xã Gia An là xã miền núi thuộc huyện Tánh Linh, nằm về phía Tây huyện Tánh Linh, cách thị trấn Lạc Tánh 12km. Tổng diện tích tự nhiên 10.335 ha. Xã có Đường tỉnh lộ ĐT.720 chạy qua nối thị trấn Lạc Tánh của huyện Tánh Linh với thị trấn Võ Xu của huyện Đức Linh.
+ Phía Đông giáp thị trấn Lạc Tánh.
+ Phía Tây giáp xã Vũ Hoà, xã Đức hạnh, xã Tân Hà và thị trấn Võ Xu (huyện Đức Linh).
+ Phía Nam giáp xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh.
+ Phía Bắc giáp xã Huy Khiêm, xã Bắc Ruộng, xã Đức Tân, xã Nghị Đức huyện Tánh Linh và xã MéPu huyện Đức Linh.
Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ:
- 1070 33’ 05” đến 1070 40’ 29” Kinh độ Đông.
- 110 03’ 07” đến 110 11’ 58” Vĩ độ Bắc.
2. Địa hình
Nhìn tổng thể xã Gia An có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình của vùng từ 115 - 130 m, được chia thành hai dạng địa hình như sau:
- Dạng địa hình đồi núi thấp nằm ở phía Đông Nam của xã, có độ dốc từ 5
-230, bao gồm các núi Cà Toong, núi Lồ Ồ diện tích chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên.
- Dạng địa hình bằng phẳng chạy dọc 2 bên sông La Ngà và xung quanh hồ Biển Lạc với diện tích khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên, có độ dốc từ 0 - 50.
3. Khí hậu, thời tiết
- Nhiệt độ trung bình là 25,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 190 C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 350C.
- Vào mùa mưa, mực nước trong sông, suối lên rất cao, tốc độ dòng chảy lớn nên rất dễ gây ra lũ lụt.
- Vào mùa khô, do lượng mưa ít nên mực nước các sông suối thấp, tốc độ dòng chảy chậm, khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống bị hạn chế.
4. Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của Xã có 10.335 ha. Trong đó, đất nông nghiệp (nông nghiệp, thủy sản) là 8.764,95 ha, tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệ 1.378,82 ha, chiếm 13,3% và đất chưa sử dụ191,23 ha chiếm 1,9%.
Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của xã đã được khai thác sử dụng hợp lý, đồng thời có sự chuyển dịch theo hướng giảm một phần diện tích trồng cây hàng năm và tăng diện tích trồng cây lâu năm. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được đầu tư thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất.
5. Tài nguyên nước
Hồ Biển Lạc và vùng bán ngập quanh hồ có diện tích 1.000 ha, là tiềm năng dồi dào cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản và kinh doanh du lịch sinh thái. Nguồn nước sông La Ngà rất phong phú, hàng năm đem lượng phù sa lớn cho vùng cánh đồng trồng lúa nước. Do chế độ mưa được tập trung theo mùa, rừng bị thu hẹp nên thường gây lũ vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.
6. Tài nguyên khoáng sản
Xã Gia An được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản nên có những thuận lợi trong phát triển kinh tế. Xã có nguồn Sét dùng để sản xuất gạch, ngói thông thường và có thể sản xuất gạch chịu lửa, độ sâu khai thác 2-3m. Ngoài ra, cát xây dựng cũng là nguồn tài nguyên được phân bố ở sông La Ngà và hồ Biển Lạc.
7. Hiện trạng môi trường sinh thái
Là một xã sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu, tuy nhiên trên địa bàn xã có cụm công nghiệp, với các cơ sở sản xuất gạch và một số nhà máy xay xát lương thực ộng xấu đến môi trường sinh thái. Trong những năm gần đây, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đang ngày càng tăng, nhất là việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, gây ô nhiễm môi trường đất, khai thác sử dụng tài nguyên nước còn nhiều mặt hạn chế, chưa phát huy hiệu quả cao. Trong sản xuất nông nghiệp, chưa có nhiều mô hình sản xuất sản phẩm sạch, an toàn. Những vấn đề môi trường nói trên cần có giải pháp khắc phục trong thời kỳ quy hoạch.
8. Phát triển dân số
Trong những năm qua, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các Ban, Ngành cấp trên.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã đã giảm từ 1,63% năm 2005 xuống còn 1,30% năm 2012, tỷ lệ giảm dân số cơ học khá lớn. Do đó, qui mô dân số tăng chậm từ 13.167 người năm 2005 lên 14.300 người năm 2012 và đến năm 2017, toàn xã có 3.527 hộ, với 14.683 nhân khẩu, trong đó nam 7.350, nữ 7.333 bình quân 4,2 người/hộ. Toàn xã có 08 thôn, có 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
9. Giáo dục và đào tạo
Giáo dục mầm non: Năm học 2017- 2018 xã Gia An có 02 trường mầm non. Tổng số học sinh mầm non là 410 cháu (chiếm 74% so với số trẻ em trong độ tuổi từ 3 - 5 tuổi).
Tiểu học: Năm học 2017-2018, xã Gia An có 3 trường tiểu học, tổng số học sinh tiểu học giảm từ 1.278 học sinh.
Trung học cơ sở: xã Gia An có 2 trường THCS: Trường THCS Gia An, Trường THCS Duy Cần, tổng số học sinh trung học cơ sở 940 học sinh (năm học 2017-2018)
10. Y tế và chăm sóc sức khỏe
Trong những năm qua, công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Công tác y tế dự phòng được quán triệt và triển khai thực hiện tốt. Đến năm 2017, trạm y tế xã có 06 giường bệnh. Tổng số có 10 cán bộ y tế và 01 cán bộ dược, trong đó có 01 bác sỹ.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được thường xuyên quan tâm. Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số và kế hoạch hóa gia đình được duy trì thường xuyên, làm giảm tỷ lệ sinh, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng dân số là điều kiện đầu tiên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
11. Văn hoá, thể thao
a) Về văn hóa: Trong những năm qua các hoạt động văn hóa thông tin được tích cực thực hiện. Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy trì thường xuyên. Tạo môi trường văn hóa lành mạnh ở địa bàn dân cư.
Hoạt động văn hóa, thông tin truyền thông, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, phát huy có hiệu quả hoạt động của trạm truyền thanh không dây.
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá và dịch vụ văn hoá được thường xuyên quan tâm, đã kiểm tra và xử lý kịp thời các hoạt động văn hóa không lành mạnh.
b) Về thể thao: Hoạt động thể thao có vai trò quan trọng, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, góp phần nâng cao thể lực, nhân cách và lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hiện nay mạng lưới cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động thể dục thể thao của Xã còn rất thiếu. Mặt khác, do chưa có hạt nhân thúc đẩy phong trào nên hoạt động chưa phát triển mạnh. Hầu hết các thôn đều có nhà văn hoá nhưng chưa có khu thể thao.
Cần triển khai thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các ngành cấp trên, tranh thủ nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng các sân, bãi luyện tập thể dục thể thao, gắn liền với xây dựng khu vui chơi giải trí.
12. Thông tin, truyền thông
Xã có 1 điểm bưu điện văn hóa xã, đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân, tuy nhiên do địa bàn xã khá lớn nên khoảng cách phục vụ vẫn còn xa.
Nhìn chung về thông tin liên lạc trên địa bàn xã hiện nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong các hoạt động kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ an ninh tật tự. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ còn thấp, tỷ lệ dân số sử dụng Internet đạt cao.
13. Những lợi thế và cơ hội phát triển
- Xã Gia An nằm ở vị trí giáp ranh với thị trấn Lạc Tánh, cách thị trấn Võ Xu khoảng 10km, có tuyến ĐT.720 đi qua kết nối giữa 2 thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ.
- Tài nguyên đất đai, địa hình thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, nhất là vùng sản xuất lúa và vùng trồng cây cao su, sớm nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất.
- Hồ Biển Lạc là tài nguyên lớn trên địa bàn xã, đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao và phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Trên địa bàn xã được quy hoạch phát triển 1 cụm công nghiệp, là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển sản xuất công nghiệp, tạo ra bước chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động.
- Dân cư sống tập trung, phân bố tương đối hợp lý, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phúc lợi xã hội.
- Nguồn lao động dồi dào và trẻ là nguồn lực để phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động.
THÔNG TIN CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC XÃ GIA AN
Dịch vụ công trực tuyến: https://dichvucong.binhthuan.gov.vn/expway/smartcloud/icloudgate/page/home.cpx