Đưa “Dịch vụ công trực tuyến” dần được thích ứng với nhu cầu đời sống của người dân

Trong năm 2022, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) luôn được lãnh đạo địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Tuy nhiên, hạn chế trong khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và quen thuộc với lối giải quyết TTHC truyền thống là lý do khiến người dân chưa thực sự quan tâm với việc sử dụng DVCTT. Trước tình hình đó, đòi hỏi địa phương phải tích cực đề ra những mô hình, giải pháp quyết liệt ngay để đưa DVCTT đến gần hơn với đời sống của người dân hơn trong Quý I/2023.

Ghi nhận tại Bộ phận một cửa xã Bắc Ruộng, trung bình mỗi tuần có khoảng 30-50 lượt người dân đến giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), trong đó, tỷ lệ TTHC có thể thực hiện trực tuyến là từ 5-10 lượt. Để tiếp tục phát huy từ Mô hình “ Hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT” đã được địa phương xây dựng và hoạt động Quý III/2022. Ngoài việc tiếp nhận hồ sơ TTHC của người dân, các cán bộ, công chức ở đây còn hướng dẫn cách làm, giới thiệu về lợi ích DVCTT…,hướng dẫn tận tình cho người dân tạo tài khoản công dân điện tử và các bước thực hiện DVCTT. Đặc biệt, những trường hợp đi làm ăn xa có nhu cầu thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, cấp bản sao khai sinh,… đều được công chức chuyên môn gọi và hướng dẫn thực hiện trực tiếp một cách nhanh chóng. Qua đó, được người dân đánh giá rất cao nhất là đối với những người trẻ tuổi. Kết quả trong 02 tháng đầu năm 2023, đã phát sinh được 25 hồ sơ thực hiện qua DVCTT / tổng số 45 hồ sơ áp dụng DVCTT, đạt tỷ lệ trên 55%.

Có thể nói, đẩy mạnh ứng dụng DVCTT không chỉ tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện được các TTHC cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi đổi xã hội số hiện nay, mà còn là giải pháp hiệu quả để cải thiện tư duy, suy nghĩ của người dân, giảm thiểu việc đi lại, tiếp xúc của người dân, không còn việc nhũng nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện các TTHC, đây cũng là biện pháp hữu hiệu góp phần đẩy mạnh quá trình hiện thực hóa Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, kết quả trên chỉ là bước đầu và việc thực hiện DVCTT một cách đồng bộ trong nhân dân phía trước còn rất nhiều thách thức, nhất là đối với một  địa phương có hơn 70% người dân lao động nông nghiệp như Bắc Ruộng,... Do đó, Mô hình “ Hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT” cần tiếp tục phát huy và nhân rộng để người dân địa phương dần thay đổi tư duy, thích ứng với cách làm mới và mục tiêu trong tương lai địa phương hướng đến là DVCTT sẽ trở nên phổ thông, gần gũi với mọi người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

 

                                                                                      Lê Thị Thuý

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang