Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có diện tích tự nhiên là 117,442 km2, trong đó chủ yếu là rừng và đất lâm nghiệp chiếm khoảng 65%, gồm 14 đơn vị hành chính (13 xã và 01 thị trấn), là huyện miền núi nằm cuối dãy Trường Sơn, điểm cuối cùng của cực Nam Trung bộ, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh của tỉnh Bình Thuận, cực Nam Trung bộ và Nam Tây nguyên.
Toạ độ địa lý từ 10050’24” đến 11020’56” vĩ độ Bắc, từ 107030’50” đến 107050’22” kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Lâm Đồng (huyện Đạ Huoai, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc).
- Phía Nam giáp: Huyện Hàm Tân (Bình Thuận), huyện Xuân Lộc (Đồng Nai).
- Phía Tây giáp: Huyện Đức Linh (Bình Thuận), Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai).
- Phía Đông giáp: Huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.
Tánh Linh có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, là địa bàn quan trọng về an ninh quốc phòng của địa phương cũng như của cả tỉnh Bình Thuận. Là một huyện miền núi giáp với tỉnh Lâm Đồng, ảnh hưởng rõ khí hậu của Nam Tây Nguyên với hai mùa mưa nắng trong năm; tỉnh lộ ĐT 717 nối quốc lộ 55 đến huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng dài 29,3km ra quốc lộ 20; Quốc lộ 55 từ Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu đi qua huyện Tánh Linh là 54km đến nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi sang huyện Bảo Lâm và Thành phố Bảo Lộc ra quốc lộ 20 đi Đà Lạt, Đak Nông và Đak Lak. Tánh Linh cách Trung tâm thành phố Phan Thiết 100km, thành phố HCM, Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 170 đến 180km, cách Buôn Mê Thuột 350km, thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế xã hội.
Từ những tài liệu tham khảo cho thấy đất huyện Tánh Linh được chia thành 7 nhóm và 13 đơn vị đất cụ thể như sau:
-Đất phù sa(FL): chủ yếu là phù sa của sông La Ngà phân bổ hầu hết ở các xã trong huyện . Diện tích 9.936 ha , chiếm 8,26% diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới tương đối phức tạp đất có tầng dày, phần lớn đều trên 100 cm có 3 đơn vị đất sau:
+ Đất phù sa trung tính ít chua; có diện tích 3.969,49 ha chiếm 3,38% tổng diện tích tự nhiên , thành phần cơ giới từ thiệt trung bình đến thịt nặng đất ít chua có độ phì tương đối khá.
+ Đất phù sa Sagley: diện tích 4.662,09 ha chiếm 3,97% diện tích tự nhiên ở địa hình thấp , bị ngập nước , thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến thịt nặng có màu xám xanh , vàng xám hoặc xám đen đạm trung bình.
+ Đất phù sa có tầng đến rĩ : Diện tích 1.305,02 ha chiếm 1,11% diện tích tự nhiên . Đất có tầng dày, độ dóc thấp là một loại đất có tiềm năng sản xuất lớn.
-Đất Gley (GL) : diện tích 7.324,78 ha chiếm 6,24% tổng diện tích tự nhiên, có 1 đơn vị đất là đất Gley chua, đất có địa hình trũng thường bị ngập nước quanh năm , đất có màu xám xanh , xám hơi nâu hoặc xám đen có tầng dày trên 100 cm . Thành phần cơ giới tương đối phức tạp ( thay đổi từ thịt trung bình đến sét ) hàm lượng giàu loại đất này thích hợp cho cây lúa nước nếu có thuỷ lợi tốt.
-Đất xám (AC): diện tích 21.019,34 ha chiếm 17,9% diện tích đất tự nhiên , có thành phần cơ giới nhẹ , tầng dày đất thường trên 100 cm lượng mùn tương đối thấp , có 2 đơn vị đất sau :
+ Đất xám điển hình có diện tích 8.321,06 ha chiếm 7,09% diện tích tư nhiên .
+ Đất xám pha cát có diện tích 12.698,28 ha chiếm 10,81% tổng diện tích tự nhiên.
-Đất đỏ(ER): diện tích 62.596,06 ha chiếm 53,31% diện tích đất tự nhiên có thành phần cơ giới trung bình , cấu tượng viên, cục nhỏ, đất từ chua đến ít chua đại bộ phận có tầng dày trên 100 cm . có độ phì tương đối khá có 3 đơn vị đất nâu vàng, đất nâu đỏ và đất đỏ vàng.
-Đất đen (LV) : Diện tích 9.282,13 ha chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên , thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng pha sét . Có độ phì tương đối cao , đất có tầng dày thích hợp cho cây có giá trị kinh tế cao như cây cao su, điều, cà phê và hoa màu khác gồm có 2 đơn vị đất là đất nâu thẩm trên đá bazan và đất đen tầng mỏng.
-Đất màu vàng đỏ trên núi(AL) : có diện tích 4.811,23 ha chiếm 4,1% diện tích đất tự nhiên . Phân bổ ở vùng núi phía bắc của huyện , thành phần cơ giới tương đối phức tạp thay đổi từ thịt pha cát đến thịt nặng pha sét . Đất có tầng dày tương đối từ 70- 100 cm hàm lượng mùn cao đất ít chua.
-Đất xói mòn từ sỏi đá(LP): diện tích 2.149,89 ha chiếm tỷ lệ 1,83% diện tích tư nhiên của huyện , đất có tính chất cơ bản là không có tầng dày . Do quá trình sử dụng đất không hợp lý như chặt phá rừng bừa bải , canh tác theo phương thức du canh du cư, kinh doanh bốc lột đất , thực hiện không đúng quy trình, quy phạm khai hoang đất đồi núi… đất bị rửa trôi trên mặt còn lại đá mẹ.
Tổng diện tích tự nhiên 117.442 ha, bao gồm:
- Đất nông nghiệp: 28.553,4 ha, chiếm 24,32 % diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 14.597,79 ha.
+ Đất vườn tạp: 1.832,09 ha.
+ Đất trồng cây lâu năm:12.044,59 ha.
+ Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản: 78,93 ha..
- Đất lâm nghiệp có rừng: 64.894,7 ha, chiếm 55,27 % diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 63.386,7 ha.
+ Rừng trồng: 1.508 ha.
- Đất chuyên dùng: 2.367,69 ha, chiếm 2,02 % diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất xây dựng: 241,45 ha
+ Đất giao thông: 848,9 ha.
+ Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng: 825,95 ha.
+ Đất quốc phòng an ninh: 16,45 ha.
+ Đất làm nguyên vật liện xây dựng: 157,84 ha.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 83,8 ha.
+ Đất chuyên dùng khác: 189,25 ha.
- Đất ở: 551,12 ha, chiếm 0,47 % diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất ở đô thị: 73,44 ha.
+ Đất ở nông thôn: 477,68 ha.
- Đất chưa sử dụng và sông suối, đồi núi: 21.055,09 ha, chiếm 17,93 % diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất bằng chưa sử dụng: 11.717, 59 ha.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 7.504,4 ha.
+ Đất có mặt nước chưa sử dụng: 719,7 ha.
+ Sông suối: 943,5 ha.
+ Núi đá không có rừng cây: 148,9 ha.
+ Đất chưa sử dụng khác: 21 ha.